Dệt may Thành Công (TCM) báo lãi tháng 1/2021 tăng 162% lên 23 tỷ đồng

Năm 2021, TCM dự kiến đẩy mạnh đầu tư mở rộng các nhà máy may – đan – nhuộm để phục vụ đơn hàng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng các đơn hàng sợi và vải ngày càng cao cho các doanh nghiệp dệt may trong nước để hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và EVFTA.

CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) vừa công bố chỉ số kinh doanh tháng Giêng 2021 với doanh thu đạt 15,5 triệu USD – tương đương 356,5 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2020, lợi nhuận sau thuế đạt 1 triệu USD – tương đương 23 tỷ đồng, tăng 162% so với cùng kỳ năm 2020.

Dệt may Thành Công (TCM) báo lãi tháng 1/2021 tăng 162% lên 23 tỷ đồng

Năm 2021, TCM dự kiến đẩy mạnh đầu tư mở rộng các nhà máy may – đan – nhuộm để phục vụ đơn hàng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng các đơn hàng sợi và vải ngày càng cao cho các doanh nghiệp dệt may trong nước để hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và EVFTA. Đối với mặt hàng thời trang, TCM còn lên kế hoạch phát triển theo hướng online thay vì mở chuỗi bán lẻ để bắt kịp xu hướng mua sắm hiện đại.

Dệt may Thành Công (TCM) báo lãi tháng 1/2021 tăng 162% lên 23 tỷ đồng - Ảnh 1.

Nhìn lại năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, lần đầu tiên sau 25 năm xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng âm 10,5%, chỉ đạt 35,2 tỷ USD so với 39 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, con số trên vẫn tương đối thấp so với tổng cầu thế giới giảm trên 22%, trong đó các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15-20%, thậm chí gần 30% nếu bị cách ly dài.

Bước sang năm 2021, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo giá trị xuất khẩu có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỷ USD, tương đương với mức tăng trưởng 10,6% so với cùng kỳ, cao hơn so với CAGR giai đoạn 2015-2019 là 9,9%.

Cần nhấn mạnh, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới, các thương hiệu cao cấp sẽ hưởng lợi nhiều.

Dự báo, nhiều đặc điểm mới của chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập như xu thế giảm giá chi phối toàn thị trường; hàng hóa dệt may đơn giản thay thế hàng thời trang, dẫn tới nhiều năng lực sản xuất dư thừa nhưng năng lực mới lại thiếu hụt; mô hình kinh doanh online, giảm trung gian, đòi hỏi quản trị và giao tiếp số với toàn bộ các thành phần của chuỗi cung ứng…

Mặc dù chưa công bố các kế hoạch kinh doanh chi tiết trong năm 2021 tuy nhiên để vực dậy ngành, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch đầu tư dự án mới trong năm 2021. Trong đó để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng với tình hình mới, Vinatex sẽ tập trung bổ sung, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối chuỗi trong các doanh nghiệp thành viên, tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn tập đoàn chi phối, số hóa việc quản trị, sao cho chất lượng quản trị được nâng cao, phát triển hài hòa các mảng sợi, vải, may.

Dệt may Thành Công (TCM) báo lãi tháng 1/2021 tăng 162% lên 23 tỷ đồng - Ảnh 2.

Tri Túc

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Chia sẻ bài viết lên:

Bài viết liên quan